Nghề trồng hoa địa lan ở Sin Suối Hồ

Bản Sin Suối Hồ - Lai Châu không chỉ được đánh giá là một trong những bản du lịch cộng đồng đẹp nhất cả nước, mà còn là nơi thích hợp để ươm trồng và phát triển các loài lan quý hiếm, đặc biệt là Hoa địa lan, mỗi dịp tết đến xuân về, các chậu địa lan Sin Suối Hồ lại lan tỏa đi các vùng miền của tổ quốc đem lại niềm vui và sắc xuân cho mọi gia đình.

Lan rừng Lai Châu

Thành phố Lai Châu nằm trên vị trí sung yếu thượng nguồn sông đà, có độ cao lớn nhất miền Bắc Việt Nam, quanh năm được bao phủ bởi sương trắng với ánh nắng tinh khiết của vùng cao, có khí hậu trong lành, mát mẻ bốn mùa như xuân. Thành phố Lai Châu không chỉ được đánh giá là thành phố được quy hoạch đồng bộ, thiết kế hiện đại, kiểu mới đẹp nhất cả nước mà còn là nơi thích hợp để ươm trồng và phát triển các loài lan quý hiếm, đặc biệt là Lan rừng.

Giữ gìn nghề bánh bỏng San Thàng

Nghề làm bánh bỏng của dân tộc Giáy ở bản San Thàng 1, xã San Thàng, thành phố Lai Châu đã tồn tại từ rất lâu đời, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Năm 2013, tại xã San Thàng, thành phố Lai Châu đã công nhận làng nghề và thành lập Tổ liên kết sản xuất bánh truyền thống dân tộc Giáy để bảo tồn, phát huy làng nghề truyền thống của dân tộc.

Độc đáo nghề đan ghê mây

Chiếc ghế mây nhỏ bé từ lâu đã trở lên thân quen với đời sống sinh hoạt hàng ngày của bà con các dân tộc Lai Châu. Hình ảnh ghế mây được SỬ DỤNG trong những dịp lễ, tết, ngày vui cưới hỏi, thể hiện nét đẹp của một nghề thủ công truyền thống được gìn giữ qua nhiều thế HỆ của đồng bào dân tộc Dao, Giáy...ở Lai Châu.

Nghề dệt dân tộc Lự

Nghề dệt rất được người Lự coi trọng và xem đó như là thước đo sự khéo léo, là tiêu chuẩn đánh giá vai trò của một người phụ nữ trong gia đình, trong bản.

MIẾN DONG BÌNH LƯ

Ở Lai Châu ai cũng biết tới đặc sản miến dong Bình Lư, sản phẩm được làm ra từ bàn tay khéo léo của những con người yêu lao động cùng với nguyên liệu của bột dong nguyên chất.Từ thị xã Lai Châu xuôi theo quốc lộ 4D, vượt qua hơn 30km đường đèo với những khúc cua uốn lượn đặc trưng của cung đường Tây Bắc.

Nghề dệt

Nghề dệt phát triển mạnh, phổ biến ở các dân tộc (tộc người, sắc tộc) Lai Châu, đáp ứng nhu cầu của con người. Công việc dệt vải chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm. Đây là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và kiên trì cao.

Nghề thêu

Nghề có ở nhiều dân tộc như: Mông, Dao, Hà Nhì, La Hủ, Cống, Mảng, Si La, Lự...nhưng nổi bật nhất vẫn là những đường nét thêu hoa văn của người Dao, người Mông, Người Thái, người Hà Nhì, người Lự...

Nghề đan lát

Do điều kiện có nguồn nguyên liệu phong phú và đặc trưng của các cư dân nông nghiệp nên nghề đan lát phát triển mạnh ở đồng bào các dân tộc. Nguồn nguyên liệu chủ yếu được lấy từ tre, mây, nứa, các loại dây rừng để tạo ra các sản phẩm như: