Đồn Mường Tè được công nhận là di tích lịch sử văn hoa cấp tỉnh ngày 31 tháng 12 năm 2008 theo quýêt định số 2354/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lai Châu.
Di tích nằm trên đồi “Phụ độn” tức là
núi đồn thuộc bản Nậm Củm – xã Mường Tè - Huyện Mường Tè - tỉnh Lai Châu. Được
xây dựng trên đỉnh của ngọn đồi khá cao và hiểm trở, nằm giữa ngã ba của suèi Nậm Củm và sông Đà rất thuận tiện cho việc quan
sát bốn phía và lối thoát ra sông Đà sang Mù Cả khi bị tấn công.
Tháng 4 – 1890 thực dân Pháp chiếm xong
toàn bộ tỉnh Lai Châu sau khi lần lượt dập tắt các phong trào khởi nghĩa của
nhân dân thực dân Pháp bắt tay vào việc xây dựng bộ máy thống trị bằng nhiều âm
mưu thủ đoạn thâm độc, nhiều Taä ở các Châu, Mêng đã làm tay sai cho thực dân Pháp.
Ngày 27/3/1916 thực dân Pháp thành lập
đạo quan binh thứ 4 Lai Châu gồm: Lai Châu, Châu Quỳnh Nhai, sở Đại lý và Châu
Điện Biên; các khu biên giới phía Bắc gồm: Mường Tè, Mường Nhé, Mường Bum
(Mường Tè), Mao Xà Phìn (Sìn Hồ).
Theo Nghị định số: 2016 nagỳ 6 tháng 9
năm 1917 của toàn quyền Đông Dương, các đồn ở A Pa Chải và Mường Tè được thành
lập do người Pháp chỉ huy và người địa phương có nhiệm vụ canh giữ để đảm bảo
an ninh cho vùng biên giới phía Bắc.
Đến năm 1929 thống sứ Bắc Kỳ cho phép
tập hợp ba khu biên giới: Mường Tè, Mường Nhé, Mường Bum thành một tập đoàn
hành chính đặt dưới sự kiểm soát của một viên trung uý người Pháp chỉ huy ở cứ
điểm đồn Mường Tè, từ đó người dân địa phương thường gọi đây là đồn Mường Tè.
Thanh Huyền
0 bình luận