Chợ phiên là một trong những nét văn hóa đặc trưng của vùng cao Tây Bắc, và Lai Châu là một trong những điểm sáng với các phiên chợ mang đậm dấu ấn văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.
Vùng cao Tây Bắc không chỉ quyến rũ bởi những cảnh quan hùng vĩ mà còn bởi nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số, được bảo tồn và phát huy qua từng thế hệ.
Không chỉ được mệnh danh "thiên đường trên mây", Sin Suối Hồ còn là nơi lưu giữ văn hóa, ẩm thực cùng những câu chuyện thấm đẫm tính huyền thoại. Nếu có cơ hội đến Lai Châu xin đừng bỏ qua Sin Suối Hồ - điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn nhất Đông Nam Á.
Nằm cách trung tâm thành phố Lai Châu chừng 5 km, chợ phiên San Thàng vẫn giữ được nét riêng của phiên chợ vùng cao, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc Tày, Mông, Dao, Giáy, Lự. Nơi đây là địa chỉ thu hút đông đảo du khách mỗi khi đến Lai Châu.
Cuối tuần đến Lai Châu, du khách đừng bỏ qua phiên chợ San Thàng, cách thành phố Lai Châu chừng 5km, trên quốc lộ 4D, nơi hội tụ những sắc mầu văn hóa lâu đời của đồng bào các dân tộc Tày, Mông, Dao, Giáy, Lự. 1 lần đến để rồi nhớ mãi bởi sắc màu, âm thanh và thế giới ẩm thực vô cùng phong phú nơi đây.
Chợ đêm San Thàng, xã San Thàng, thành phố Lai Châu (tỉnh Lai Châu) đã và đang trở thành điểm vui chơi những tối cuối tuần của đông đảo bà con dân tộc Giáy, Mông, Dao cũng như người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh. Thời gian gần đây không ít du khách đến từ miền xuôi cũng tìm đến khám phá, trải nghiệm chợ đêm San Thàng.
Lai Châu còn lưu giữ được những phiên chợ vùng cao mang nét nguyên sơ, độc đáo đầy bản sắc.
Lễ khai trương được UBND huyện Tam Đường tổ chức tối 14/11. Đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện Tam Đường cùng đông đảo tiểu thương, Nhân dân và du khách trong và ngoài huyện tham dự.
Nằm ngay cửa ngõ thành phố, chợ phiên San Thàng là một trong những phiên chợ vùng cao còn giữ được những nét văn hóa truyền thống không chỉ của riêng Lai Châu mà còn của cả vùng Tây Bắc. Chợ họp vào mỗi sáng thứ Năm và sáng Chủ nhật hàng tuần. Đến chợ phiên, khách du lịch có thể dễ dàng tìm thấy những thứ đặc sản của vùng núi Lai Châu như thổ cẩm, lợn cắp nách, rau, quả rừng, nấm hương, thảo quả… Đối với người dân Lai Châu, chợ phiên còn là nơi hội tụ, nơi gặp gỡ và giao lưu của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh vùng.
Tiết trời thu Hà Nội luôn khiến cho lòng người phấn khích, một sự thôi thúc đến rạo rực trong tâm khảm mỗi con người. Vốn là những người thích được ngao du những nơi sơn cùng thủy tận, ngồi bên nhau trong quán cà phê lãng đãng, tôi cùng những người bạn có chung sở thích nảy sinh ý tưởng thực hiện một chuyến hành trình về miền biên ải.
Quãng đường từ trung tâm huyện Phong Thổ vượt dốc lên đỉnh Dào San, chỉ 30 km, thêm chừng 40km nữa là đến Sì Lở Lầu. Khu vực tám xã biên giới Bắc Dào San thuộc huyện Phong Thổ, Lai Châu là một khu vực đặc biệt cao trên 1900m với cộng đồng ba dân tộc chính sinh sống là Mông, Dao đỏ và Hà Nhì. Trong đó, hai xã Sì Lở Lầu và Ma Li Chải là hai xã xa nhất, điểm mút của góc biên giới, cư dân hầu hết là người Dao đỏ. Vượt qua tầng tầng lớp lớp núi non nơi mút mùa heo hút biên cương, chúng tôi gặp một phiên chợ đặc biệt của người Dao đỏ ở Sì Lở Lầu, gọi là “Chợ Sừng”…