Trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 20 dân tộc cùng chung sống, trong đó mỗi dân tộc đều có truyền thống, bản sắc văn hóa riêng và cùng góp phần làm phong phú cho văn hóa các dân tộc trong tỉnh. Sự phong phú của văn hóa ấy được thể hiện rõ nét từ phong tục tập quán, ẩm thực cho đến trang phục. Khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống, phụ nữ các dân tộc của Lai Châu toát lên vẻ đẹp rạng rỡ, khỏe khoắn, tươi tắn và căng tràn sức sống.
Nhắc đến các sự kiện văn hóa ở huyện Than Uyên diễn ra trong một năm thì không thể không kể đến ngày “tết Độc lập” mùng 2/9. Đây là hoạt động thường niên được Nhân dân trong huyện gìn giữ từ bao đời nay.
Dân tộc Dao ở Lai Châu hiện nay cư trú tại các huyện: Sìn Hồ, Tam Đường, Phong Thổ với nhiều ngành, nhóm Dao khác nhau như: Dao khâu, Dao đầu bằng, Dao đỏ... Đồng bào Dao sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và trải qua thời gian vẫn giữ nét đẹp văn hóa đặc trưng và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Khi câu hát đó được ngân vang thì đồng nghĩa là một cuộc vui đã bắt đầu. Không rõ từ khi nào nhưng ném còn là một trò chơi không thể thiếu trong các dịp lễ, hội của người đồng bào dân tộc Thái ở Lai Châu. Tiếng Thái gọi là còn là “Cón cuống” khi quả còn được tung lên mang ý nghĩa tượng trưng cho mọi việc buồn, việc xấu sẽ được rũ sạch, thay vào đó là sự ấm no, hạnh phúc. Bên cạnh đó trò chơi tung còn đưa tới thông điệp mong muốn âm – dương hòa hợp, cầu mong con cái trong nhà đông đúc.
Nếu có dịp ghé thăm một bản người Thái ở Lai Châu trong những ngày xuân đầu năm bạn sẽ được trải nghiệm một nét văn hóa độc đáo: “Tục buộc chỉ cổ tay”
Lên miền Tây Bắc ta bắt gặp những cung đường uốn lượn quanh co, ruộng bậc thang trùng điệp núi đồi, mái nhà sàn lúc ẩn lúc hiện. Nhưng ấn tưởng nhất có lẽ là chiếc khăn piêu của phụ nữ Thái. Khăn piêu là một phần y phục đặc trưng của phụ nữ Thái đen. Với đường nét hoa văn tinh xảo, sắc màu rực rỡ, nó thể hiện nét văn hóa truyền thống, sực hấp dẫn độc đáo của người phụ nữ Thái.
Đến Lai Châu vào mùa xuân – mùa của lễ hội, du khách sẽ được hòa mình vào những dòng người nô nức đi trẩy hội. Khi những đóa hoa thi nhau khoe sắc trên những cung đèo, tràn ngập khắp bản làng lưng trừng núi, các bản người Mông, người Thái, người Dao… lại thi nhau mở hội. Phần không thể thiếu trong Lễ hội của đồng bào các dân tộc Lai Châu chính là những trò chơi dân gian truyền thống.
Từ Thị xã Lai Châu theo tỉnh lộ 129 khoảng 60 km, du khách sẽ đến thị trấn Sìn Hồ. Nơi đây là một thung lũng nhỏ trên cao nguyên với cánh đồng lúa, những khu vườn lê (mắc coọc), đào, mận già nua, mốc thếch, trụi lá nhưng bên trong vẫn tiềm ẩn sức sống mãnh liệt.
Đó là câu nói của chị Tao Thị Đi – một phụ nữ dân tộc Lự có nụ cười tươi với hàm răng đen bóng mà tôi đã vô tình gặp khi tham dự chương trình “Sắc màu Tây Bắc” ở Thủ đô tháng 4 vừa rồi khiến tôi nhớ mãi. Tranh thủ chuyến công tác lên Lai Châu tôi tìm đến Bản Hon (huyện Tam Đường) mong gặp lại người phụ nữ đó, người đã hát cho tôi nghe một khúc dân ca truyền thống rất đặc sắc.
Tỉnh Lai Châu có hai bản người Si La cư trú ven lưu vực sông Đà (Si Thau Chải, Seo Hai thuộc xã Kan Hồ) với 476 người. Do mấy mươi năm không thoát ra khỏi cổng bản nên việc dựng vợ, gả chồng, sinh con của bà con chỉ loanh quanh trong dòng tộc... Người Si La thường hay che dấu gốc gác của mình và ít giao tiếp với các dân tộc khác. Do vậy những bản sắc văn hoá của dân tộc này ít được người khác biết đến và giờ đây văn hoá của dân tộc Si La chỉ còn trong tiềm thức của những già làng. Về thăm bản Seo Hai, bản nguồn cội của dân tộc Si La ở Xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, để gặp một già làng hiếm hoi còn lưu giữ được hầu như toàn bộ những nét văn hoá cổ đặc trưng của dân tộc Si La, ông là Hù Chà Khao.
Săn bắt là một hình thái kinh tế quan trọng của nhân loại cách nay khoảng 1 vạn năm. Hiện nay, một số tộc người trên thế giới vẫn duy trì duy trì hoạt động săn bắt như là một kế mưu sinh hữu hiệu nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm hàng ngày, trong đó có người La Hủ và các phong tục về săn bắt cho đến nay vẫn là một sắc thái văn hóa điển hình của tộc người này.