Cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 12km, bản Hon là bản du lịch cộng đồng duy nhất của người Lự ở nước ta. Nơi đây vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa đặc trưng dân tộc Lự như: phụ nữ nhuộm răng đen, nghề dệt thổ cẩm truyền thống, những nếp nhà sàn truyền thống, tập quán canh tác, đánh bắt, lao động sản xuất… Đến thăm bản, du khách sẽ được nghe các bà, các chị hát những làn điệu dân ca Lự êm dịu, những tiết mục ca múa do chính những chàng trai cô gái trong bản biểu diễn với các loại nhạc cụ như trống, chiêng, sáo mẹ, sáo con hoặc được thưởng thức những món ăn đậm đà bản sắc do bà con dân bản chế biến…hay mua những mặt hàng thổ cẩm thủ công như túi xách, khăn, mũ, áo, váy…làm quà tặng cho bạn bè và người thân.
Tả Lèng là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông, Dao. Bản nằm cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 10 km, đến với Tả Lèng du khách sẽ có dịp được đắm mình trong màu vàng của hoa dã quỳ nằm hai bên cung đường quanh co uốn lượn, được ngắm những thử ruộng bậc thang nhiều màu sắc hay tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống đặc sắc trong đời sống của người dân nơi đây.
Bản Tả Phìn nằm trên cao nguyên Sìn Hồ, cách thị trấn Sìn Hồ 5km, bên tỉnh lộ 129 nối thành phố Lai Châu với huyện Sìn Hồ, trên tuyến du lịch “Lai Châu - Sìn Hồ - Phong Thổ - Lai Châu”. Nơi đây với khí hậu quanh năm mát mẻ nhiệt độ trung bình từ 18 độ C- 23 độ C. Đến với Tả Phìn du khách sẽ có dịp được khám phá cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ với những mái nhà đá đen cổ trên 200 năm tuổi, những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín, những vườn hoa lê, hoa mận, hoa đào dịp đầu xuân hay thưởng thức những trái mắc cọt, lê, mận, đào ngay dưới những gốc cây. Bên cạnh đó du khách còn được tìm hiểu những phong tục, tập quán, lễ hội, trò chơi dân gian, nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng cùng với phương thức lao động sản xuất thủ công truyền thống trong đời sống của bà con dân bản.
Pú Đao là nơi ngắm hoàng hôn ngã ba sông nơi giao nhau của dòng Nậm Na và con sông Ðà hùng vĩ, là một xã của người Mông, gồm bốn bản: Hồng Ngài, Nậm Đoong, Nậm Đắc và Hồng Tý. Với cảnh quan thiên nhiên đẹp hoang sơ, cùng với đó là những chiếc váy xòe của thiếu nữ Mông dập dìu trong nắng sớm, Pú Đao giống như “thỏi nam châm” hút những ai mê khám phá những vùng đất mới.
Homestay là hình thức đi du lịch dành cho những du khách muốn khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của người dân địa phương, du khách có thể ăn, nghỉ, tham gia các sinh hoạt cùng gia chủ để cảm nhận rõ hơn về văn hóa bản địa. Hiện nay, điểm du lịch cộng đồng Bản Hon - Tam Đường đang là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Lai Châu.
Đến với Pú Đao (Lai Châu) là đến với hành trình dã ngoại vượt núi, băng rừng đầy gian nan, nhưng tất cả sẽ vụt tan biến khi bạn chinh phục được điểm cao nhất, nơi cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ và đẹp lạ lùng.
Là nơi cư trú của khoảng 70 hộ gia đình tộc người Giáy với những nét văn hóa đậm đà bản sắc, cùng với kiến trúc cảnh quan rất đặc trưng và với vị trí là cửa ngõ của thành phố Lai Châu có thể kết nối với điểm tham quan Tả Lèng và bản du lịch cộng đồng Bản Hon, Bản San Thàng I đang trở thành một trong những bản du lịch cộng đồng hấp dẫn đối với du khách cả trong và ngoài nước.
Gia Khâu là bản du lịch cộng đồng nằm ở ven đô thị xã Lai Châu. Cảnh quan hai bên cung đường qua bản đẹp đến thơ mộng nối liền trục giao thông chính của thị xã với Tỉnh lộ 129 đi huyện Sìn Hồ. Bản là nơi cư trú của đồng bào Mông với những nét văn hóa đặc sắc vẫn đang được bảo tồn và gìn giữ. Bản Gia Khâu rất thích hợp với những chuyến tham quan, ngắm cảnh, khám phá khu rừng nguyên sinh và hệ thống hang động Gia Khâu còn rất nguyên sơ đồng thời tìm hiểu về phong tục tập quán và cuộc sống sinh hoạt của đồng bào Mông. “A half day tour” kết nối bản Gia Khâu với hệ thống động Pu Sam Cap luôn là một lựa chọn lý tưởng cho mỗi khách trong một ngày đến với thị xã Lai Châu.
Nằm cách thành phố Lai Châu khoảng 15km, đường vào điểm du lịch cộng đồng Bản Hon giờ đã rất thuận tiện.
Có dịp theo chân đoàn du khách Pháp đến tham quan một số bản ở Lai Châu. Ông Bernat Pivot - một du khách cho biết “Đến Lai Châu, chúng tôi có những trải nghiệm thật thú vị, được xem các phụ nữ Lào, Lự, Mông, Dao làm các vật dụng bằng thủ công như: dệt vải, làm váy, làm khăn với các kiểu dáng và hoa văn rất độc đáo.
Những ngôi nhà sàn, những nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc và tấm lòng chân chất, mến khách của đồng bào dân tộc Lự đã biến Bản Hon thành một điểm đến ưa thích của hàng ngàn lượt khách quốc tế mỗi năm.