Xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, Lai Châu là nơi dòng Đà Giang hùng tráng chảy vào đất Việt. Ngược dòng sông Đà, dọc hai bên bờ là những vách đá kỳ dị, độc đáo, những di tích của lịch sử ngàn năm ghi dấu cha ông, những bản làng còn nguyên sơ bản sắc độc đáo của các đồng bào thiểu số. Cùng với đó là những lễ hội truyền thống và phong tục tập quán của người dân bản địa được lưu giữ qua nhiều thế hệ như: Lễ hội Nàng Han, Lễ hội Then Kin Pang, Lễ hội, Gạ Ma Thú…
Sà Dề Phìn là một xã vùng cao của cao nguyên huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, nằm ở độ cao trên 1.700m so với mực nước biển, quanh năm mây mù, sương phủ, khí hậu trong lành mát mẻ. Nơi đây được biết tới là nơi có những gốc chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, có hồ chứa nước Hoàng Hồ đang được quy hoạch làm khu du lịch sinh thái. Ngoài những địa điểm kể trên thời gian gần đây xuất hiện một địa danh mang vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ thu hút rất nhiều bạn trẻ đến khám phá và trải nghiệm đó là "Vực thác" theo tiếng gọi của người dân bản địa nơi đây.
Cứ đến độ tháng 9, tháng 10 cả vùng núi Tây Bắc nói chung, tỉnh Lai Châu nói riêng chuyển mình sang thu và khoác lên mình màu áo vàng óng ả của lúa chín đẹp như tranh vẽ vô cùng quyến rũ trên những thuở ruộng bậc thang.
Cách thành phố Lai Châu khoảng 6km, bên tỉnh lộ 129 nối thành phố Lai Châu với huyện Sìn Hồ, quần thể hang động Pu Sam Cap được ví là “Tây Bắc đệ nhất động”. Hiện Pu Sam Cap có hai động đang đón khách du lịch là động Thiên Môn và động Thiên Đường với nhiều nhũ đá kỳ ảo, huyền bí, ẩn chứa nhiều câu chuyện cảm động của con người miền núi. Pu Sam Cap luôn là lời mời gọi hấp dẫn đối với mọi du khách gần xa.
Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc - Câu nói nổi tiếng này đang nhắc đến 4 cánh đồng là Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Yên Bái), Mường Than (huyện Than Uyên - Lai Châu) và Mường Tấc (Sơn La). Không hẳn là những thửa ruộng bậc thang cao ngút, cánh đồng Mường Than (huyện Than Uyên) có địa hình thoải hơn giúp cho mảnh đất này có thể trồng hai vụ lúa trong năm. Với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 2.000 ha, Mường Than trở thành một trong bốn cánh đồng lớn và đẹp nhất Tây Bắc. Mùa lúa chín đang đến, hãy cùng rảo bước về Than Uyên để ngắm mùa vàng bội thu.
Cầu kính rồng mây Lai Châu nằm trên đỉnh đèo Ô Quy Hồ, thuộc xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, cách Sa Pa 17 km, cách thành phố Lai Châu 46km đã đi vào hoạt động từ ngày 16/11/2019.
Nằm cách thành phố Lai Châu khoảng 20 km về phía Đông Bắc, Pu Ta Leng có độ cao 3049 m. Nếu Fansipan được ví là “nóc nhà của Đông Dương” thì Pu Ta Leng chính là nóc nhà thứ hai mà các phượt thủ hay các bạn trẻ ham mê thách thức muốn chinh phục dù chỉ một lần. Hàng năm, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là khoảng thời gian đẹp nhất mà du khách nên lựa chọn để chinh phục đỉnh Pu Ta Leng bởi vẻ đẹp của thiên nhiên cùng các loại hoa rừng đặc biệt là hoa đỗ quyên nở rộ từ khắp sườn núi lên tới đỉnh. Chinh phục đỉnh Pu Ta Leng du khách sẽ phải vượt qua những khu rừng nguyên sinh, những thác nước, khe suối hay những thảm thực vật phong phú…để rồi khi lên tới đỉnh sẽ thấy những ốc đảo ẩn hiển giữa đại dương mây trên độ cao 3.049m. Tầng tầng lớp lớp mây trắng giữa màu xanh dương của bầu trời và màu xanh lá của núi rừng nơi đây giống như một bức tranh tuyệt vời. Cùng với Pu Ta Leng, Lai Châu còn sở hữu thêm 5 đỉnh núi khác trong Top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Theo thứ tự sẽ là Pu Si Lung (3.083m), Pu Ta Leng (3.049m), Bạch Mộc Lương Tử (3.045m), Khang Su Văn (3.012m), Tả Liên (2.993m), Bạch Mộc Lương (2.976m)
Thác Tác Tình còn có tên gọi khác là thác Tắc Tình hay theo cách gọi thân thương của người dân nơi đây là thác Tình. Đây là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn và thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến chiêm ngưỡng.
Là ngọn núi hoang sơ, bí ẩn và quyến rũ bậc nhất Việt Nam, đỉnh Pu Si Lung huyền thoại nằm ở biên giới Việt Nam và Trung Quốc thuộc xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu với độ cao 3083m được mệnh danh là nóc nhà biên giới luôn là điểm đến trong mơ của các phượt thủ ưa khám phá.
Thủy điện Lai Châu tọa lạc tại xã Nậm Hàng với công suất 1200MW đứng thứ 3 cả nước, được xây dựng ở bậc thang trên cùng của dòng chính sông Đà, bậc trên của thủy điện Sơn La với tổng diện tích lưu vực 26.000 km2 , trong đó mực nước dâng bình thường là 295 m, mực nước chết là 270 m. Dung tích toàn bộ hồ chứa là 1.215 triệu m3 tạo nên một hồ chứa nước khổng lồ giữa thiên nhiên bạt ngàn với mặt hồ trong vắt, bầu trời xanh trong veo đẹp như bức tranh thủy mặc.
Chè cổ thụ Lai Châu có độ tuổi hàng ngàn năm, mọc rải rác khắp các cánh rừng nguyên sinh trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao từ 2000m - 2900m so với mực nước biển, thuộc các huyện Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Tè (Lai Châu).