Tây Bắc biết đến như một chặng đường mang nhiều cảm xúc, với đặc điểm là núi non hiểm trở thì những con đường đèo chính là điểm nhấn cho sự hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Một trong những cung đường đèo hiểm trở bậc nhất của núi rừng Tây Bắc không thể không kể đến đèo Ô Quý Hồ.
Truyền thuyết về đèo Ô Quy Hồ gắn liền với chuyện tình đẹp giữa tiên nữ và chàng tiều phu Ô Quy Hồ nhưng họ không đến được với nhau vì bị trời ngăn cấm. Vì quá nhớ thương người yêu, nàng tiên đã biến thành con chim lông vàng bay khắp núi gọi Ô Quy Hồ với nỗi đau không nguôi. Từ đó, người dân địa phương gọi đèo này là Ô Quy Hồ.
Đèo Ô Quy Hồ là cung đường đèo trải dài trên quốc lộ 4D, trong đó 2/3 quãng đường thuộc địa phận huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; 1/3 còn lại nằm ở phía Sa Pa, Lào Cai. Đây là một con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam, với chiều dài lên tới gần 50 km, dài hơn đèo Pha Đin (32 km, nằm ở ranh giới tỉnh Sơn La và Điện Biên) hay đèo Khau Phạ (40 km, thuộc tỉnh Yên Bái). Nằm ở độ cao 2000m so với mực nước biển, với những khúc uốn lượn hiểm trở, cùng chiều dài 50km, quanh năm mây phủ trắng đỉnh đèo, con đèo này đã khiến cho những con đèo nổi tiếng khác khác như Mã Pí Lèng (20km), Pha Đin (dài 32km) hay Khau Phạ (40km) trở nên nhỏ bé. Có thể vì vậy mà đèo Ô Quy Hồ được mệnh danh là “ông vua không ngai” của “tứ đại đỉnh đèo” Tây Bắc.
Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên, Đèo Hoàng Liên Sơn do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ, nhưng ít ai biết rõ xuất sứ cái tên “Ô Quý Hồ”. Ô Quý Hồ chính là tiếng kêu da diết của một loài chim mỗi khi hoàng hôn rơi trên đỉnh núi và ẩn sau tiếng kêu ấy là một câu chuyện tình yêu không thành của đôi trai gái.
(Nguồn: Vietsense)
Ngoài con đường mê hoặc bởi những khúc cua tay áo liên tục, Ô Quý Hồ còn hấp dẫn ở sự khác biệt rất lớn về nhiệt độ ở hai phía của con đèo. Nếu du khách đang chịu cái nóng ấm hơi khô của sườn Tây dãy Hoàng Liên (thuộc địa phận Lai Châu) thì sẽ ngạc nhiên thích thú khi vượt qua đỉnh đèo Cổng Trời của Ô Quý Hồ để đón nhận hơi gió lúc nào cũng ẩm và mát lạnh bên phía Sapa (Lào Cai).
Đứng trên đỉnh đèo hùng vĩ, cảnh sắc thiên thiên của đại ngàn được thu trọn vào tầm nhìn của du khách, khí hậu trong lành mang lại cho ta cảm giác thật dễ chịu. Đến Ô Quý Hồ vào mùa đông, nếu may mắn ta có thể được chiêm ngưỡng một cảnh tượng hiếm gặp ở Việt Nam đó là những bông tuyết và hiện tượng băng đá. Những giọt nước đọng lại trên những cành cây, bông hoa bị đóng băng tạo nên hình ảnh thật đẹp và độc đáo. Ở nơi cao hơn, ta có thể thấy được trên nền đất màu trắng xóa của những bông tuyết và bắt gặp hình ảnh của những đứa trẻ, các cặp tình nhân đang thích thú nô đùa cùng nhau và quên đi cái giá rét khắc nhiệt của thời tiết.
(Nguồn: Vietsense)