Đây thời điểm để bà con nghỉ ngơi vui chơi, tổ chức lễ hội để tạ ơn trời đất và cầu chúc cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Các lễ hội diễn ra từ ngay sau Tết Nguyên đán và kéo dài tới tháng 3 âm lịch như Lễ hội Gầu Tào Cha, Lễ hội Đền Vua Lê Lợi (Thị xã Lai Châu); Lễ hội Xòe Chiêng (huyện Than Uyên), Ngày hội Văn hóa – Thể thao các dân tộc huyện Tam Đường; Ngày hội dân tộc Mông huyện Tam Đường; Lễ hội Nàng Han, Lễ hội Then Kin Pang (huyện Phong Thổ).
Để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và du khách tới tham quan, thưởng thức, các địa điểm được chọn để tổ chức lễ hội rất thuận tiện về mặt giao thông. Đặc biệt, trong vài năm gần đây, có một số môn thể thao truyền thống được khôi phục đã đem lại sức hút lớn cho các lễ hội như: Đua ngựa đường đèo, chọi trâu, bắn cung đá v.v.. Đến với Lai Châu vào dịp này, du khách dễ dàng được tìm hiểu và khám phá những nét văn hóa đặc trưng nhất của đồng bào nơi đây bởi những nét văn hóa thưởng được thể hiện khá rõ nét tại các lễ hội truyền thống. Trong chuyến du lịch của mình, rất nhiều du khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành tổ chức cho dừng chân để thưởng thức miễn phí và được hòa mình cùng với bà con các dân tộc tại lễ hội ở Lai Châu và họ đã cảm thấy vô cùng thích thú. Các lễ hội tổ chức vào dịp đầu xuân này đã thu hút hàng chục nghìn bà con nhân dân trong tỉnh và du khách tới tham quan và thưởng thức/.
Trọng Văn
0 bình luận