Đến Lai Châu - Những trải nghiệm thú vị

Đến Lai Châu - Những trải nghiệm thú vị

Tôi ở Miền Trung, có ông bạn thân đang công tác trên thành phố Lai Châu. Mỗi lần về thăm quê, kể chuyển miền ngược tôi cứ nghị rằng, Lai Châu là một nơi xa xôi, đời sống người dân đang khó khăn, với nhiều tập tục còn lạc hậu.

Sau chuyến xe đêm, sáng sớm đầu Thu tôi có mặt ở Lai Châu. Thành phố hiện ra trong làn sướng sớm với những ngôi nhà mới khang trang, khu Trung tâm Hành chính hiện đại, Quảng trường Nhân dân rộng lớn, có địa thế tả sơn, hữu thủy. Tôi rất ngạc nhiên trước vẻ đẹp, địa thế và cấu trúc cơ sở hạ tầng của thành phố trẻ Lai Châu. 


Quảng trường nhân dân Lai Châu

Phải thú nhận rằng, Lai Châu hoàn toàn khác xa với những gì mà tôi tưởng tượng trước lúc lên đây. Sau bữa ăn sáng vội vàng, tôi rất hào hứng vì được bạn tôi đưa đi tham quan các điểm du lịch của Lai Châu. Điểm đến đầu tiên là một bản người Mông, gần trung tâm thành phố, bản Gia Khâu. Bản nằm dưới chân núi thuộc dãy Pusamcap, cách trung tâm thành phố Lai Châu chừng 10 phút chạy xe. Nơi đây có cảnh quan yên bình, đời sống của người dân đơn sơ, mộc mạc. Hình ảnh thú vị là trước hiên nhà tôi thường thấy phụ nữ người Mông ngồi khâu váy, áo. Họ làm ra những bộ trang phục rực rỡ, có hoa văn, họa tiết rất tinh xảo. Mặc dù cách thành phố không xa nhưng nhịp sống và sinh hoạt của người Mông ở bản Gia Khâu vẫn giữ nguyên phong tục, tập quán của họ điều đó thật thú vị.

Tiếp theo, bạn tôi giới thiệu điểm du lịch khu hang động PuSamcap, nơi đây được mệnh danh là “Tây Bắc đệ nhất động”. Tôi có phần hoài nghi, cứ nghĩ là bạn mình “ Chém gió”. Sau khi vào, tôi thực sự choáng ngợp bởi vẻ đẹp kỳ vĩ mà tạo hóa sinh ra. Trong động có rất nhiều nhủ đá, búp măng đá và nhiều hình khối kỳ bí, huyền ảo làm cho tôi có thể tưởng tưởng ra được rất nhiều thứ. Đây quả thật là một hàng động rất đẹp, hoang sơ, một Mê Cung nơi đất trời Tây Bắc. Đúng là “Danh bất hư truyền”,  xứng danh  Tây Bắc đệ nhất động.


Động Pu Sam Cap với những nhũ đã mang hình dáng kỳ thú

Ngoài được đi tham quan các điểm du lịch, tôi còn được thưởng thức văn hóa ẩm thực của Lai Châu. Món ăn ở Lai Châu rất đặc trưng, chủ yếu mạng hương vị núi rừng. Trong các món ăn thường có vị cây nồng của Thảo Quả, một chút hăng hắc của Mắc Khén và hương thờm của Lá rừng. Món cá nướng “ Pa pỉnh tộp”, món thịt bắm trộn lá rừng gọi là “Xà xủm” của người Lự ở Bản Hon, tôi thấy là lạ, độc đáo và rất thơm ngon. Không ngờ, những người dân mộc mạc, chất phát nơi đây lại có thể chế biến món ăn ngon và hấp dẫn đến thế. Bản Hon nơi để lại trong tôi những kỷ niệm không thể quên, được thưởng thức các món ăn độc đáo, được giao lưu vời người dân trong bản. Sẽ là thiếu sót nếu tôi không nhắc đến sự đón tiếp nồng hậu, thân thiên của người dân nơi đây khi tiếp đãi khách đến nhà. Trong buổi tiếp đón ấy, tôi có cảm nhận ngoài những nét văn hóa độc đáo về trang phục, phong tục, tập quán, nơi đây còn có nét văn hóa không kém phần thú vị đó là văn hóa uống rượu. Trong tiệc rượu, người phụ nữ được chủ động bày tỏ lòng hiếu khách của mình bằng việc mời khách những chén rượu ân tình và uống rượu với tình thần vui vẻ, thoại mái. Không giống miền xuối, tiệc rượu gia đình dường như chỉ dành cho cánh đàn ông. Điều hết sức thú vị đó là phong cách uống rượu, thường thì sau khi cạn chén mọi người lại bắt tay nhau, rồi người mời nắm chặt tay người được mời thể hiện tình cảm quý trọng nhau. Từ một người rất xa lạ tôi cảm thấy như mình đã thuộc về nơi này từ bao giờ. Sau những chén rượu nồng thắm, kể chuyển miền xuôi, miền ngược tôi được mọi người coi là khách quý của bản. Là khách quý, tôi được các cô gái mời uống rượu “ pọp beo” mà tôi tạm dịch tiếng phổ thông là (uống rượu khăng khít) bởi vì lúc uống rượu “pọp beo” người con trai vòng tay qua cổ cô gái, người con gái vòng tay qua cổ chàng trai, tay còn lại đặt ở thắt lưng của nhau tạo thành đường chéo quấn quanh hai người rồi cùng nhau uống. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi được uống rượu theo phong cách đặc biệt này, rất tình cảm, rất độc đáo, phải nói đây là một nét đẹp văn hóa nơi vùng cao Tây Bắc. Khi men rượu lâng lâng, chếnh choáng muốn xin gia chủ đi nghỉ thì tôi lại hết sức ngạc nhiên vì cuộc vui lúc này mới bắt đầu. Ông chủ nhà đưa ra hai cây sáo, một cái to dài hơn cái còn lại, gọi là “sáo đực, sáo cái”. Hai người nam ngồi tại bàn rượu thổi rất tự nhiên và một cô gái cất tiếng hát theo làn điệu dân ca của người Lự. Tôi không hiểu được lời bài hát nhưng nghe thì rất thích. Họ bảo rằng: “Con trai Lự mà không biết thổi sáo là không tìm được vợ, con gái Lự không hát được dân ca mình là không lấy được chồng”. 


Chủ hộ homestay tại Bản Hon đón tiếp khách du lịch

Tôi cảm thấy tuyệt vời vì đã đến Lai Châu, đến với nơi tình người nồng hậu, giàu bản sắc văn hóa, cảnh sắc thiên nhiên hùng vị, hoang sơ, nhiều phong tục, tập quán độc đáo. Trước lúc chia tay tôi thầm nghỉ sẽ tổ đưa gia đình, bản bè và đồng nghiệp lên thăm miền đất Lai Châu còn nhiều bí ấn này trong thời gian tới.

 Xin được gửi tặng người con gái Lai Châu.
Tay nâng chén rượu em mời
Lâng lâng hương vị ngất ngây men tình
Say trong ánh mắt em nhìn
Mà anh cứ ngỡ đất trời ngả nghiêng
Lai Châu, một lần đến với những trải nghiệm thú vị mà không thể nào quên, hẹn gặp lại những người bạn Lai Châu mến yêu…/
  Phi Hùng
Ảnh: CTV

0 bình luận

Viết bình luận của bạn