Trong các di tích văn hóa lịch sử của tỉnh Lai Châu, nổi bật nhất là Đền thờ Vua Lê Lợi ở huyện Nậm Nhùn, nơi ghi nhận chiến công của Vua Lê Thái Tổ khi đánh giặc xâm phạm biên cương Tổ quốc.
Hang động Pu Sam Cáp (Lai Châu) đang ngày càng được nhiều người biết đến không chỉ bởi sự hùng vĩ, hoành tráng mà còn bởi dấu tích gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất Phong thổ, Tam đường và những sự tích huyền thoại về vùng đất này.
Bạch Mộc Lương Tử - đỉnh núi cao thứ 4 Việt Nam (3046m) đang là một điểm leo núi thu hút dân phượt ưa mạo hiểm. Là ranh giới tự nhiên giữa Lai Châu và Lào Cai, đã có nhiều đoàn khách leo núi Bạch Mộc từ Bát Xát (Lào Cai). Nhưng chinh phục đỉnh núi này từ Sin Suối Hồ của Lai Châu bạn đã thử chưa?
Đỉnh Tả Liên nằm ở độ cao 2996m so với mực nước biển, là ngọn núi cao thứ 6 của Việt Nam, thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu.
Đến thành phố Lai Châu hôm nay, du khách sẽ không khỏi choáng ngợp với sự đổi thay của một thành phố trẻ sau gần 10 năm thành lập. Khi ngắm nhìn từ trên cao, thành phố Lai Châu càng trở lên đẹp hơn, thơ mộng hơn.
Được thành lập từ năm 2004, thành phố trẻ Lai Châu đang trên đà phát triển với sức trẻ, năng động, hiện đại, nhưng vẫn mang bản sắc riêng biệt, độc đáo. Nằm ở độ cao trung bình gần 1.000 m, thành phố Lai Châu là một trong hai trung tâm tỉnh lỵ có độ cao lớn nhất Việt Nam (sau thành phố Đà Lạt).
Đứng đầu trong “tứ đại đỉnh đèo” ở Tây Bắc, đèo Hoàng Liên Sơn nằm trên độ cao hơn 2000m, dài gần 50km, trong đó 2/3 con đường thuộc địa phận huyện Tam Đường - Lai Châu, 1/3 còn lại thuộc huyện Sa Pa - Lào Cai. Đèo Hoàng Liên Sơn đã được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch trao tặng bằng công nhận di tích danh thắng cấp quốc gia. Đèo uốn lượn, quanh co và hiểm trở ôm chặt tình yêu mây núi quanh dãy núi Hoàng Liên, nơi có đỉnh Phan Xi Păng - nóc nhà Đông Dương lộng gió trên đỉnh cao 3.143m. Là điểm du lịch cấp tỉnh đã được công nhận Đèo Hoàng Liên Sơn từ lâu đã nổi tiếng không chỉ vì vị trí giao thông quan trọng mà còn bởi vẻ đẹp hùng vĩ bậc nhất Tây Bắc. Trong “Tứ đại đỉnh đèo” ở Tây Bắc thì chỉ có đèo Mã Pì Lèng (Hà Giang) nằm xa Lai Châu. Còn cả 3 đèo còn lại, gồm đèo Hoàng Liên Sơn (Lào Cai - Lai Châu), đèo Pha Đin (Sơn La - Điện Biên), đèo Khau Phạ (Yên Bái), đều nằm trên các tuyến giao thông huyết mạch từ các hướng dẫn về Lai Châu.
Trong ánh nắng vàng của những ngày đầu đông những rặng, cánh đồng hoa Dã quỳ càng trở nên đẹp đẽ và lung linh trải dài trên khắp các con đường của Lai Châu.
Xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, Lai Châu là nơi dòng Đà Giang hùng tráng chảy vào đất Việt. Ngược dòng sông Đà, dọc hai bên bờ là những vách đá kỳ dị, độc đáo, những di tích của lịch sử ngàn năm ghi dấu cha ông, những bản làng còn nguyên sơ bản sắc độc đáo của các đồng bào thiểu số. Cùng với đó là những lễ hội truyền thống và phong tục tập quán của người dân bản địa được lưu giữ qua nhiều thế hệ như: Lễ hội Nàng Han, Lễ hội Then Kin Pang, Lễ hội, Gạ Ma Thú…
Sà Dề Phìn là một xã vùng cao của cao nguyên huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, nằm ở độ cao trên 1.700m so với mực nước biển, quanh năm mây mù, sương phủ, khí hậu trong lành mát mẻ. Nơi đây được biết tới là nơi có những gốc chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, có hồ chứa nước Hoàng Hồ đang được quy hoạch làm khu du lịch sinh thái. Ngoài những địa điểm kể trên thời gian gần đây xuất hiện một địa danh mang vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ thu hút rất nhiều bạn trẻ đến khám phá và trải nghiệm đó là "Vực thác" theo tiếng gọi của người dân bản địa nơi đây.