Lễ hội Nàng Han tôn vinh nữ anh hùng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm của đồng bào Thái trắng, được tổ chức để tri ân Nàng Han và cầu mong sự no ấm, tốt lành, sức khỏe, mùa màng tươi tốt cho khắp các bản làng. Lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng Hai (âm lịch) hàng năm, tại bản Tây An, xã Mường So, huyện Phong Thổ.
Được tổ chức vào ngày 12/1 (âm lịch) hàng năm tại phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu, nhằm tưởng nhớ công ơn Vua Lê Lợi, người đã có công dẹp loạn tạo phản, giữ yên bờ cõi đất nước. Mỗi dịp Lễ hội, đồng bào nhân dân các dân tộc Lai Châu lại có dịp tề tựu, để cầu mong những điều bình an, may mắn cho cả năm. Không những thế, các hoạt động vui chơi đón xuân, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc đã tạo thành một món ăn tinh thần vô cùng ý nghĩa
Tết Ngô là tết lớn nhất trong năm của người Cống trên toàn quốc duy nhất chỉ có tại Mường Tè, được tổ chức vào ngày 1 tháng Sáu âm lịch hàng năm tại xã Nậm Khao, nhằm mục đích trình báo với tổ tiên về những việc đã làm được trong năm. Cảm ơn tổ tiên đã phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, chăn nuôi, sản xuất gặp nhiều thuận lợi, mùa màng tươi tốt, thóc, ngô đầy nhà.
Tết mùa mưa (Jé Khù Chà) là một trong những cái tết lớn và mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Hà Nhì ở huyện Mường Tè. Tết thường được bà con tổ chức vào giữa mùa mưa (khoảng giữa tháng Sáu âm lịch hằng năm) tại các bản làng người Hà Nhì khi việc mùa vụ mới vừa hoàn tất.
Lễ hội Tú Tỉ được tổ chức thường niên vào 2/2 (âm lịch). Đây là Lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Giáy được tổ chức tại bản Sản Thàng, thành phố Lai Châu. Lễ hội được bắt nguồn từ Lễ cúng Tú Tỉ truyền thống của dân tộc Giáy. Theo tiếng Giáy, Tú Tỉ nghĩa là thổ địa, là thần cai quản vùng đất. Phần hội với nhiều trò chơi dân gian, nhiều môn thi độc đáo như: Bắn nỏ, giã bánh dày, kéo co, nhảy bao bố, bịt mắt đánh chiêng…
Người Hà Nhì có rất nhiều ngày cúng trong năm, nhưng tưng bừng và nhộn nhịp nhất là ngày Gạ Ma Thú (cấm bản). Gạ Ma Thú bao gồm nhiều lễ cúng như: cúng mó nước, cúng rừng cấm, cúng thần mùa màng, cúng đầu bản, cuối bản, cúng thần sét, cúng thần lửa… và điều đặc biệt nhất trong ba ngày cúng bản nội bất xuất, ngoại bất nhập. Mọi sinh hoạt tín ngưỡng và vui chơi được điều hành bởi thầy cúng và trưởng bản, được tổ chức những ngày đầu tháng Ba âm lịch (Ngày con hổ đầu tiên của tháng) tại các bản của đồng bào dân tộc Hà nhì.
Được tổ chức tại bản Gia Khâu, xã Nậm Lỏng, thành phố Lai Châu vào tháng Giêng hàng năm. Đây là dịp để người Mông trong bản và trong vùng dâng lễ vật lên các thần linh với mong muốn một năm mới bình yên, no ấm, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Trong lễ hội diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như giã bánh giày, múa khèn, đi cà kheo, nhảy bao bố, đánh tù lu, chọi trâu…thu hút đông đảo nhân dân và du khách.
Lễ hội xòe chiêng là lễ hội đặc của trưng của người dân tộc Thái ở Than Uyên từ mồng 1 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội diễn ra để vui chơi và mang tính cộng đồng cao . Ban tổ chức sẽ đốt một đống lửa to. Các thiếu nữ mặc các bộ áo, váy cóm. Tiếng chiêng, tiếng trống thúc giục, các dân tộc khác cũng như du khách ghé thăm cũng được mời vào hội. Mở đầu, đội gái xòe các bản biểu diễn 36 điệu múa xòe cổ của dân tộc Thái. Sau đó từng tốp người cùng nắm tay nhau vòng quanh đống lửa để cùng nhau nhảy theo điệu.
Được tổ chức thường niên tại khu di tích lịch sử văn hóa Động Tiên Sơn, xã Bình Lư, huyện Tam Đường vào hai ngày 14 và 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội được chia làm 2 phần, phần lễ là hoạt động, cầu phúc một năm mới ầm no, hạnh phúc đến với mọi người dân. Phần hội là các phần thi văn nghệ đặc sắc với những làn điệu, ca từ và các loại nhạc cụ dân tộc đến từ các xã, bản trong huyện của người Lự, Lao, Thái, Mông...góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương. Bên cạnh đó nét làm nên sự sôi nổi tại lễ hội là phần thi các môn thể thao dân tộc như: Kéo co, đẩy gậy, ném còn, tó má lẹ, đi cà kheo, bịt mắt bắt dê... đã thu hút đông đảo mọi nhân dân và du khách đến tham gia, cổ vũ.
Hay còn gọi là lễ cấp sắc hay còn gọi là lễ đặt tên âm, được diễn ra ở các bản có người Dao sinh sống khi đến tuổi trưởng thành. Với quan niệm nếu muốn được công nhận là con cháu tộc người Dao thì phải qua lễ này, để khi chết đi linh hồn được quy tụ về đất tổ, con trai dù lớn tuổi nhưng chưa cấp sắc thì coi như chưa trưởng thành. Ngoài ý nghĩa đó, lễ Tủ Cải còn cấp sắc cho những ai có khả năng trở thành thầy cúng lớn (gọi là Tầm sai) để làm thầy cả trong lễ tang, lễ Tủ cải, lễ cúng Bàn Vương.
Bun Vốc Nậm là một trong những lễ hội đặc sắc của dân tộc Lào được diễn ra ở xã Nà Tăm, huyện Tam Đường vào khoảng thời điểm tháng 4 hàng năm sau khi thu hoạch mùa vụ. Với mục đích thể hiện ý nghĩa phồn thực, tập quán canh tác nông nghiệp lâu đời của cư dân Lào cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa vụ mới tươi tốt, bội thu, người người khỏe mạnh…đến với Lễ hội du khách sẽ có dịp được tham gia té nước trên dòng suối Nậm Mu để cầu mong sự tốt lành, được thưởng thức văn nghệ và ẩm thực địa phương…
Lễ hội nhảy lửa của người Dao đầu bằng thường được tổ chức vào ngày mùng 1 hoặc 15 tháng Giêng âm lịch. Vào đúng giờ tốt, những đồ lễ mang tính dân tộc, theo tập quán được bày ra một chiếc bàn dài, nơi được coi là chỗ trang nghiêm nhất, trước chiếc sân rộng.. Ông chủ lễ bắt đầu ngồi xuống ghế, phụ lễ và bài cúng thần lửa được cất lên bằng những câu cầu may cho một năm mới, một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, cầu mong “mưa thuận, gió hòa”, muôn nhà khỏe mạnh.