Hay còn gọi là lễ cấp sắc hay còn gọi là lễ đặt tên âm, được diễn ra ở các bản có người Dao sinh sống khi đến tuổi trưởng thành. Với quan niệm nếu muốn được công nhận là con cháu tộc người Dao thì phải qua lễ này, để khi chết đi linh hồn được quy tụ về đất tổ, con trai dù lớn tuổi nhưng chưa cấp sắc thì coi như chưa trưởng thành. Ngoài ý nghĩa đó, lễ Tủ Cải còn cấp sắc cho những ai có khả năng trở thành thầy cúng lớn (gọi là Tầm sai) để làm thầy cả trong lễ tang, lễ Tủ cải, lễ cúng Bàn Vương.
Bun Vốc Nậm là một trong những lễ hội đặc sắc của dân tộc Lào được diễn ra ở xã Nà Tăm, huyện Tam Đường vào khoảng thời điểm tháng 4 hàng năm sau khi thu hoạch mùa vụ. Với mục đích thể hiện ý nghĩa phồn thực, tập quán canh tác nông nghiệp lâu đời của cư dân Lào cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa vụ mới tươi tốt, bội thu, người người khỏe mạnh…đến với Lễ hội du khách sẽ có dịp được tham gia té nước trên dòng suối Nậm Mu để cầu mong sự tốt lành, được thưởng thức văn nghệ và ẩm thực địa phương…
Lễ hội nhảy lửa của người Dao đầu bằng thường được tổ chức vào ngày mùng 1 hoặc 15 tháng Giêng âm lịch. Vào đúng giờ tốt, những đồ lễ mang tính dân tộc, theo tập quán được bày ra một chiếc bàn dài, nơi được coi là chỗ trang nghiêm nhất, trước chiếc sân rộng.. Ông chủ lễ bắt đầu ngồi xuống ghế, phụ lễ và bài cúng thần lửa được cất lên bằng những câu cầu may cho một năm mới, một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, cầu mong “mưa thuận, gió hòa”, muôn nhà khỏe mạnh.
Lễ hội Mừng măng mọc thường diễn ra đầu mùa mưa tại các bản làng đồng bào dân tộc Mảng, khi những búp măng bắt đầu mọc, mà theo quan niệm của đồng bào dân tộc đó chính là thời điểm bắt đầu của mùa sản xuất trong năm. Người dân nơi đây mở hội Mừng măng mọc với một niềm mong ước cầu xin Trời Đất, Thần linh phù hộ cho một mùa nương rẫy mưa thuận gió hòa, lúa ngô đầy bồ, bản làng no ấm. Và đó cũng là dịp tạ ơn Trời, Đất, Thần linh.
Lễ hội Then Kin Pang diễn ra vào ngày 10 tháng Ba (âm lịch) hàng năm, là một trong những lễ hội đặc trưng của người Thái trắng ở khu vực Mường So, huyện Phong Thổ. Lễ hội được tổ chức như một sự tạ ơn của con người với sự che chở của Then (theo tiếng Thái nghĩa là trời) và cầu xin tiếp tục nhận hưởng sự ưu đãi về một vụ mùa ấm no, thôn bản yên vui, người người khỏe mạnh…Lễ hội là sự kết hợp hài hoà giữa khát vọng tâm linh và hiện thực, mang lại niềm tin, niềm vui cho mỗi người.
Hôm nay, gia đình Tẩn A Cộng - bản Nậm Lò làm lễ cấp sắc cho 2 con trai, cửa nhà anh người ra người vào tấp lập. Người lo bếp núc, củi đuốc, người gọt khoai, thái đu đủ…Các thầy cúng thì lo lập đàn, dán tranh thờ, chuẩn bị các đồ cúng tế cùng áo váy, mũ sừng… dân làng đem đến trống, nhị, tù và, sập sèng chật kín nhà.
Lai Châu, vùng đất biên giới phía Tây Bắc của tổ quốc không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh núi non hùng vĩ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà còn là nơi bảo tồn được nhiều lễ hội văn hóa dân gian truyền thống của người dân địa phương cho đến ngày nay, là tỉnh miền núi nơi có đến 20 dân tộc cùng sinh sống, Lai Châu đang phát huy thế mạnh, tiềm năng phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc qua việc tổ chức các lễ hội dân gian tiêu biểu:
Trong hai ngày hội văn hóa của dân tộc Mông ở huyện Tam Đường, Lai Châu (9 và 10-3) vừa qua, duy nhất một trò thể thao lần đầu tiên chúng tôi được thấy ở đây, là trò chơi bắn cung đá…
Người Hà Nhì ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu không chỉ có những nét văn hóa độc đáo như: Lễ hội Gạ Ma Thú, hay tục cưới xin, kiến trúc nhà trình tường, mà ăn tết mùa mưa (Jé Khù Chà) của người dân nơi đây còn lưu lại những giá trị văn hóa đặc sắc riêng.
Người Cống cúng rừng cấm, thổ địa (thủ tỷ) vào ngày con hổ đầu tiên của tháng 3 âm lịch. Địa điểm cúng “thủ tỷ” được chọn là một gốc cây to nơi cao nhất ở phía đầu của bản. Dưới gốc cây chôn một cái ngà đá “lò chứ”. Đây là vật thiêng của người Cống xã Nậm Khao
Tết ngô là ngày tết cổ truyền của dân tộc Cống Đây là ngày tết lớn, tết cả của người Cống nên quy mô tổ chức to nhất so với các lễ tết khác trong năm. Một không khí lễ hội náo nức ngập tràn trong bản làng. Từ ngày 28, 29, 30 tháng Năm âm lịch hàng năm,