Khi những bông hoa “Mìn Loóng Phạt” (hoa mào gà) nở rộ trên nương, nhuộm hồng khắp các bàn làng, cũng là lúc đồng bào dân tộc Cống ở Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) náo nức tổ chức Tết “Mìn Loóng Phạt” - Tết kết thúc vụ mùa.
Là thung lũng xinh đẹp bậc nhất Lai Châu, Gia Khâu được bao quanh bởi những ngọn núi xanh mướt, những dòng suối trong mát. Bên cạnh đó, nơi đây sở hữu bầu không khí siêu trong lành, thích hợp cho những chuyến nghỉ dưỡng.
Lai Châu nơi nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên và sự đa dạng về văn hóa các dân tộc. Đây là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá và trải nghiệm nét độc đáo của vùng cao.
Theo truyền thống, cứ vào ngày 6/6 âm lịch, đồng bào dân tộc Giáy ở Lai Châu lại cùng nhau tổ chức lễ hội Háu Đoong với nhiều hoạt động đặc sắc.
Lễ hội Háu Đoong theo tiếng Giáy là vào rừng cúng thần rừng, rừng đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của bà con nhân dân, chống biến đổi khí hậu, chống mưa lũ xoí mòn,... cầu mong mọi người khỏe mạnh, may mắn; cầu cho cây trồng, vật nuôi phát triển, không bị sâu bệnh và cầu cho mọi nhà kinh tế ngày càng phát triển, gia đình ấm no, hạnh phúc. Đây là một trong những phong tục cần được bảo tồn bởi tính nhân văn, giáo dục người dân tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Lễ hội Then Kin Pang là nét văn hoá đặc sắc, là hình thức diễn xướng dân gian độc đáo của dân tộc Thái trắng khu vực Mường So, xã Khổng Lào huyện Phong Thổ. Lễ hội khai mạc vào sáng ngày 18/4 tức (ngày 10 tháng 3 âm lịch)
Trong 2 ngày 23 - 24/3/2024 (tức 14-15 tháng 2 âm lịch) tại bản Tây An, xã Mường So, huyện Phong Thổ (Lai Châu) diễn ra Lễ hội Nàng Han.
Ngày 23/3 tại bản Cóoc Nọoc, xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã diễn ra Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) lần thứ 5 năm 2024 của dân tộc Lào. Dự Lễ hội có đồng chí Tẩn Thị Quế - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn huyện; Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND xã Nà Tăm; Lãnh đạo một số xã trên địa bàn cùng đông đảo nhân dân và du khách bốn phương.
Ngày 24/2/2024 (tức ngày 15/1 âm lịch) tại điểm du lịch bản Nà Khương, xã Bản Bo, huyện Tam Đường đã tổ chức Lễ hội Xoè Chiêng. Dự Lễ hội có đồng chí Giàng Páo Mỷ - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; cùng các đồng chí Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND; Lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn huyện cùng đông đảo nhân dân và du khách.
Lễ hội được tổ chức gồm 2 phần: Phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ gồm: Tái hiện lễ cầu mùa, cầu mưa. Phần Hội có rất nhiều các hoạt động phong phú, đa dạng và sôi nổi như: Thi ẩm thực dân tộc Lào; thi đấu các môn thể thao, trò chơi dân gian (gồm: Đánh cầu lông gà, rắn bắt ngóe, bắt đầu bắt chân, kéo co, đan lát, tung còn, đẩy gậy, đi cầu thang thăng bằng, bịt mắt đập chiêng). Đây là Lễ hội dân gian truyền thống của dân tộc Lào xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, nhằm tôn vinh những nét đẹp, giá trị bản sắc văn hoá truyền thống. Thông qua các hoạt động được tổ chức nhằm quảng bá, giới thiệu những nét đẹp, sự độc đáo trong văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc Lào trên địa bàn xã Nà Tăm nói riêng, huyện Tam Đường nói chung.
Theo kế hoạch, từ ngày 8 - 10/4/2022 (tức ngày 8 - 10/3 âm lịch) UBND huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu sẽ chính thức tổ chức Lễ hội tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ với rất nhiều các hoạt động văn hóa đặc sắc. Một trong những hoạt động đông vui nhất là “Hội té nước cầu may” thu hút rất đông người dân và du khách tham gia. Đây được coi là lễ hội té nước lớn nhất Việt Nam.