Giữa thênh thang đất trời Tây Bắc, trong nhịp lao động hối hả hăng say để đưa Lai Châu thành một đô thị trẻ hiện đại, lòng ta như bâng khuâng, nhẹ nhõm và bình an khi đứng trước Tượng Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Lai Châu.
Từ ngày 27- 29/04/2012, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch (TTXTDL) Lai Châu đã tham gia chương trình “Sắc màu Tây Bắc - Hà Nội 2012” tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội và UBND các tỉnh Tây bắc phối hợp tổ chức. Đây cũng là một trong những hoạt động kỷ niệm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/04/2012.
Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được coi là một nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch của mỗi địa phương.
Cuộc thi nằm trong chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2012, nhằm tìm ra những mẫu sản phẩm lưu niệm mới, đặc sắc, hấp dẫn, thể hiện nét văn hóa và đặc trưng mang bản sắc dân tộc của địa phương để giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế khi đến với Lai Châu.
Từ ngày 31/8 - 2/9, đoàn khảo sát tuyến du lịch “Vòng cung Tây Bắc” đã thăm và khảo sát tại Lai Châu. Đoàn khảo sát gồm: các Vụ Lữ hành, Vụ Thị trường - Tổng cục Du lịch; chuyên gia tư vấn của Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV); các doanh nghiệp Lữ hành đến từ Hà Nội và các tỉnh thuộc Tây Bắc mở rộng; đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng (gồm: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ) cùng các cơ quan báo chí: Thông tấn xã Việt Nam, Kinh tế Đối ngoại, Văn Hóa, Tạp chí Du lịch…
Ô Quý Hồ là một trong những cung đường đèo hùng vĩ và hiểm trở vào bậc nhất miền Tây Bắc. Con đèo này như sự thách thức cho những ai muốn muốn chinh phục, khám phá.
Trong 9 tháng lượng khách du lịch đến Lai Châu là 92.000 lượt bằng 92% kế hoạch năm, tăng 50,5% so với cùng kỳ năm 2010.
Được đánh giá là khu vực có tiềm năng phát triển về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng kết hợp với khám phá cảnh quan thiên nhiên hung vĩ. Nhưng hiện nay, việc phát huy lợi thế của khu vực này vẫn chưa đem lại hiệu quả. Các sản phẩm du lịch của các tỉnh được đánh giá là tương đối giống nhau, trong khi việc tạo ra những sản phẩm mới, độc đáo mang bản sắc riêng của mỗi tỉnh vẫn chưa được đầu tư đúng mức.
Được hình thành và tồn tại trong lịch sử phát triển của mỗi dân tộc vùng núi Tây Bắc, nghề thủ công truyền thống ở Lai Châu là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần quý giá của mỗi dân tộc. Những sản phẩm được tạo ra chủ yếu là những sản phẩm thủ công, kết quả của bàn tay và khối óc tài hoa của các thế hệ gắn bó với nghề, với làng bản, với cộng đồng.
Không đơn thuần là những món ăn ngon, ẩm thực Lai Châu còn chứa cả nét văn hóa của mỗi dân tộc, chứa đựng tình người, tình đất.
Quy hoạch tổng thể du lịch Lai Châu đến năm 2020 (QHTTDLLC) được UBND tỉnh phê duyệt nhằm cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020 và các định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Lai Châu.
Với độ cao trung bình trên 1.500 m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình trong năm chỉ vào khoảng 18oC cùng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hệ sinh thái đa dạng, phong phú và vẫn được bảo tồn, cao nguyên Sìn Hồ được xem là Sa Pa thứ 2 của Việt Nam.