2 điểm đến lịch sử không thể bỏ qua khi tới miền biên viễn Lai Châu dịp Quốc khánh 2/9

Bên cạnh những danh lam thắng cảnh đẹp, Lai Châu còn là vùng đất bảo tồn nhiều di tích lịch sử quan trọng. Trong dịp Quốc khánh 2/9 này hãy đến và tìm hiểu nhé!

Bảo vật Quốc gia Bia vua Lê Thái Tổ

Khuôn viên đền thờ vua Lê Thái Tổ và bia vua Lê Thái Tổ nằm cách trung tâm Thành phố Lai Châu 110 km về phía Tây Nam thuộc xã Lê Lợi và xã Pú Đao, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.

Động Tiên Sơn

Động Tiên Sơn nằm bên quốc lộ 4D, thuộc địa phận xã Bình Lư. Động gồm 49 khoang, nối tiếp nhau chạy dài thông qua hai sườn núi, càng vào sâu các khoang càng lớn. Động mang những giá trị về cảnh quan, địa chất, văn hóa, lịch sử và đặc biệt là giá trị thẩm mỹ cao với những khối đá, thạch nhũ kỳ ảo, lạ thường. Đặc biệt trong động có dòng suối trong vắt chảy qua, uốn lượn quanh co tạo thành nét đẹp riêng mà ít nơi nào có được. Động Tiên Sơn nằm trong Khu di tích lịch sử Động Tiên Sơn, được coi là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân các dân tộc quanh vùng, nơi đây hàng năm diễn ra Lễ hội văn hóa Động Tiên Sơn. Với diện tích rộng cùng nhiều công trình khác như: Nhà thờ, cầu, hệ thống hồ nước và khuôn viên cây xanh…khu di tích lịch sử Động Tiên Sơn thu hút đông đảo du khách tham quan.

Di tích đồn Mường Tè

Đồn Mường Tè được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, nằm trên đồi “Phụ độn” tức là núi đồn thuộc bản Nậm Củm (xã Mường Tè). Được xây dựng trên đỉnh của ngọn đồi khá cao và hiểm trở, nằm giữa ngã ba của suối Nậm Củm và sông Đà, rất thuận tiện cho việc quan sát bốn phía và lối thoát ra sông Đà sang Mù Cả.

Đền thờ Vua Lê Lợi

Đền thờ Vua Lê Thái Tổ tọa lạc trên một ngọn đồi phía Bắc trung tâm thành phố Lai Châu, thuộc phường Đoàn Kết. Đây là công trình văn hóa, tâm linh để mỗi người dân Lai Châu kính nhớ đến công lao của người anh hùng dân tộc Lê Lợi. Lịch sử kể rằng, năm 1431, Vua Lê Lợi đã đưa quân ngược dòng sông Đà lên vùng Tây Bắc dẹp loạn tạo phản và ngoại xâm, giữ vững biên ải, khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.

Di tích Bản Lướt

Di tích Bản Lướt xã Mường Kim là nơi Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu ra đời thông qua Nghị quyết của Liên khu ủy 10 về thành lập Chi bộ Đảng Lai Châu. Đây chính là tiền thân của Đảng bộ tỉnh Lai Châu ngày nay. Khu di tích được đầu tư xây dựng Bia tưởng niệm và vòng quanh khuôn viên của bản. Tháng 10 năm 2003 huyện Than Uyên vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Di tích Bản Lướt được tỉnh công nhận năm 2009 là di tích lịch sử cách mạng.

Thác Tác Tình

Cách trung tâm thị trấn Tam Đường 1,5km, thác Tác Tình nằm bên trục đường quốc lộ 4D nối Sa Pa với Lai Châu. Bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, thác cao chừng 130m, đổ xuống theo hướng thẳng đứng, chân thác rộng khoảng 40m, dưới chân thác là một hồ nước rộng chừng 200m2. Đứng ngang tầm mắt thác Tác Tình hiện lên như một bức tranh “Sơn thủy hữu tình”, trong ánh nắng hoàng hôn du khách sẽ thấy hình ảnh của cầu vồng hiện lên trên làn nước trong mát đang ào ào đổ xuống lòng hồ, một cảm giác thật thư thái, lâng lâng để rồi mỗi du khách không quên lưu lại những cảnh sắc tuyệt vời đó bằng những bức hình, những góc máy ưng ý nhất.

Khu di tích lịch sử Đèo Văn Long

Dinh thự Đèo Văn Long được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh, được xây dựng có sự kết hợp giữa kiến trúc nhà sàn của người Thái với kiến trúc của người Pháp, nằm ở ngã tư nơi gặp nhau của con sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay thuộc xã Lê Lợi. Đây là tổng hành dinh của vua người Thái vùng Tây Bắc Đèo Văn Long dưới thời Pháp thuộc.

Bản Nà Củng và hang kháng chiến Nà Củng

Nà Củng được biết đến là một trong những điểm đầu tiên mà người Thái trắng di cư vào Lai Châu chọn làm nơi lập bản sinh sống. Cách thành phố Lai Châu gần 30km, bản nằm giữa một thung lũng yên bình có dòng Nậm So trong mát, róc rách bốn mùa, có cánh đồng Tùng So ngạt ngào hương lúa. Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, con người thân thiện, trong bản còn có di tích Hang kháng chiến Nà Củng là nơi người dân đã che dấu bộ đội trong những năm tháng chiến tranh.

Bia Lê Lợi

Bia Lê Lợi được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, là công trình văn hóa, tâm linh của mỗi người dân Lai Châu kính nhớ đến công lao của người anh hùng dân tộc Lê Lợi.

0102