“CỌN NƯỚC NÀ KHƯƠNG” – ĐIỂM HẸN MÙA XUÂN

Nằm cách thành phố Lai Châu hơn 30 km, cách thi trấn Tam Đường khoảng 9km, nằm lọt thỏm giữa bốn bề đồi núi là gần 40 cọn nước được làm từ những bàn tay khéo léo của đồng bào dân tộc Thái. Cọn nước Nà Khương đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bốn phương mỗi dịp tết đến xuân về

Ngày xuân và những điểm du lịch nổi tiếng ở Lai Châu

Là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi, Lai Châu nổi tiếng với những danh thắng mộc mạc, hoang sơ nhưng cũng rất hùng vĩ.

Du lịch Lai Châu: Phát triển bền vững chứ không đánh đổi bằng mọi giá

Đó là khẳng định của ông Trần Quang Kháng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu về định hướng phát triển du lịch của Lai Châu, mảnh đất vẫn được biết đến với những ngọn núi hùng vĩ, khí hậu trong lành, mát mẻ và bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc vùng cao.

Có một mùa thu Lai Châu – “đẹp xao xuyến”!!!

Nhắc đến “mùa thu” bạn sẽ nghĩ ngay đến Hà Nội, nhưng vẫn còn một mùa thu đẹp “xao xuyến” nơi phố núi Lai Châu để bạn có thể khám phá và ghi lại những khoảnh khắc tươi đẹp!

Phát huy giá trị ruộng bậc thang Tây Bắc trong liên kết phát triển du lịch

Sáng ngày 17/9, tại huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hà Giang đã chủ trì phối hợp cùng nhóm hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Phát huy giá trị di sản văn hóa danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang các tỉnh vùng Tây Bắc trong liên kết phát triển du lịch” gắn với công bố sản phẩm du lịch Tây Bắc mở rộng năm 2023.

ĐOÀN CÔNG TÁC TỈNH LAI CHÂU KHẢO SÁT MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI HÀ NỘI

Từ ngày 04 – 07/9/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Đoàn công tác khảo sát mô hình làng nghề truyền thống tại Hà Nội. Đoàn công tác do đồng chí Đặng Thị Loan, Trưởng phòng Quản lý Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm Trưởng đoàn, tham gia đoàn công tác có các đồng chí chuyên viên phòng Quản lý Du lịch, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Đại diện lãnh đạo phòng Văn hoá và Thông tin thành phố Lai Châu, huyện Phong Thổ, huyện Tam Đường; đại diện một số điểm du lịch cộng đồng và nghệ nhân lưu giữ, phát triển nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Đoàn Famtrip Hà Nội khảo sát du lịch tại Lai Châu năm 2023

Tham gia Đoàn Famtrip Hà Nội có đại diện lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn, Văn phòng Sở Du lịch; Hiệp hội Du lịch Hà Nội; lãnh đạo Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện thuộc thành phố Hà Nội; Câu lạc bộ lữ hành UNESCO Hà Nội; đại diện lãnh đạo các công ty du lịch…

“Mùa thu Hà Nội” được thu nhỏ giữa lòng thành phố Lai Châu

Hình ảnh những chiếc xe “chở đầy hoa” dọc các tuyến phố đã trở thành thương hiệu của mùa thu Hà Nội. Để mọi người không cần phải đi xa vẫn được nhìn ngắm, chụp hình để lưu giữ khoảnh khắc tươi đẹp của “mùa thu thủ đô”, một số bạn trẻ ở Lai Châu đã đầu tư xe hoa cùng các dịch vụ, phụ kiện đi kèm tại tuyến đường Nguyễn Văn Linh, thành phố Lai Châu.

Lai Châu tổ chức nhiều hoạt động văn hóa du lịch hấp dẫn dịp nghỉ lễ Quốc Khánh

Đến Lai Châu trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh mùng 2/9 du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.

Thông tin chung huyện Mường Tè

Mường Tè nằm phía Tây của Lai Châu. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Đông nối liền với huyện Nậm Nhùn và huyện Kim Bình (Trung Quốc), phía Tây và phía Nam kề với huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) có đường biên giới dài 130,292km nối liền với 03 huyện: Giang Thành, Lục Xuân, Kim Bình (Trung quốc). Tổng diện tích đất tự nhiên 2.700 km2 ; Dân số khoảng 4 vạn người gồm 13 dân tộc: dân tộc Kinh, Thái, Mông, Dao, La Hủ, Hà Nhì… Đặc biệt là ba dân tộc: La Hủ, Mảng, Cống trên toàn quốc chỉ có duy nhất ở Mường Tè.Đây là huyện vùng cao biên giới, độ cao trung bình từ 900- 1.500m có lòng hồ thủy điện Lai Châu nằm giữa Trung tâm thị trấn, khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong lành, mát mẻ quanh năm. Huyện có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Bum Nưa, Bum Tở, Mường Tè, Mù Cả, Ka Lăng, Thu Lũm, Nậm Khao, Can Hồ, Tà Tổng, Pa Ủ, Pa Vệ Sủ, Vàng San, Tá Bạ và thị trấn Mường Tè.

Thông tin chung huyện Phong Thổ

Phong Thổ là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Lai Châu, có diện tích hơn 102,94 km2, dân số khoảng 75 nghìn người, trong đó chủ yếu là người Thái, Mông, Hà Nhì, Dao, Kinh... Huyện có 98,95 km đường biên giới với Trung Quốc, có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng. Với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú cùng nhiều phong tục tập quán của người dân còn được bảo tồn và lưu giữ đến ngày nay, huyện Phong Thổ có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Thông tin chung về thành phố Lai Châu

Thành phố Lai Châu là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Lai Châu. Với 70,77 km2 diện tích và dân số trên 52 nghìn người, thành phố có 7 đơn vị hành chính gồm 5 phường (Quyết Thắng, Quyết tiến, Đoàn Kết, Tân Phong, Đông Phong) và 2 xã (Nậm Loỏng, San Thàng ). Thành phố Lai Châu là một cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình gần 1.000 m (điểm thấp nhất gần 895 m, điểm cao nhất gần 1.300 m). Đây là trung tâm tỉnh lỵ có độ cao lớn nhất miền Bắc và thứ hai Việt Nam, chạy dài theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và nằm trong vùng có độ cao lớn nhất cả nước - từ 900m đến trên 2.000m giữa 2 dãy núi lớn Hoàng Liên Sơn (phía Đông) và Pu Sam Cáp (phía Tây) dọc theo Quốc lộ 4D. Thành phố Lai Châu có khí hậu quanh năm mát mẻ với nền nhiệt độ trung bình từ 18OC – 19OC. Là trung tâm của cả tỉnh, thành phố là một trong hững đô thị có quy hoạch đẹp nhất cả nước, được đầu tư xây dựng hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống độc đáo của vùng Tây Bắc, thành phố Lai Châu đã trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

0102