Vẻ đẹp cọn nước bản Bo

Những chiếc cọn nước khổng lồ với vòng quay chậm rãi từ lâu đã gắn liền với con suối trong mát, những cánh đồng lúa chín nặng bông. Đây cũng là một công cụ đặc biệt hỗ trợ đắc lực trong công việc dẫn nước tưới cho bà con dân bản. Đến bản Bo huyện Tam Đường, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến hàng chục chiếc cọn nước khổng lồ bên dòng Nậm Mu trong xanh ngày đêm quay đều không ngưng nghỉ.

Ngũ Chỉ Sơn - Nơi Giao Thoa Đất Trời

Nằm cách trung tâm thị trấn Tam Đường 25km, thuộc khu vực Đèo Hoàng Liên Sơn, đỉnh Ngũ Chỉ Sơn với năm ngọn núi cạnh nhau dựng thẳng đứng ở độ cao khoảng chừng 2.850m so với mực nước biển thuộc địa phận xã Sơn Bình được mệnh là ngọn núi hùng vỹ nhất vùng Tây Bắc (nhiều du khách gọi ngọn núi hùng vỹ này bằng một cái tên rất giản dị thân thương “núi bàn tay”). Đây đã trở thành điểm đến trong mơ của nhiều đoàn phượt ưa mạo hiểm.

HOA RỪNG TÂY BẮC

Giữa bạt ngàn của núi rừng Tây Bắc, trong làn sương mờ ảo đang cố kéo trời và đất lại gần nhau, đâu đó nơi ven đường, giữa đám cỏ dại, tít trên ngọn hay lủng lẳng bám vào lớp vỏ xù xì của mấy cây cổ thụ là những đoá hoa rừng đang vươn mình ra kiêu hãnh.

Đến Lai Châu - Những trải nghiệm thú vị

Tôi ở Miền Trung, có ông bạn thân đang công tác trên thành phố Lai Châu. Mỗi lần về thăm quê, kể chuyển miền ngược tôi cứ nghị rằng, Lai Châu là một nơi xa xôi, đời sống người dân đang khó khăn, với nhiều tập tục còn lạc hậu.

ĐẮM ĐUỐI Ở MỘT VÙNG NHAN SẮC

Dân “phượt” mê man với rất nhiều bản làng ở Tây Bắc, trong đó có Sìn Hồ. Theo tiếng bản địa, Sìn Hồ có nghĩa là nhiều suối. Sìn Hồ được chia làm 2 vùng thấp và cao. Ấn tượng nhất ở vùng thấp Sìn Hồ là 2 con suối lớn chảy từ đầu xã Chăn Nưa đi qua các xã Lùng Thàng, Ma Quai, Nậm Tăm, kéo dài xuống sát các xã ven sông Đà là Nậm Mạ, Nậm Hăn, Căn Co… nay đã là lòng hồ thuỷ điện Sơn La mêng mang sóng nước.

LẠC VÀO MƯỜNG THAN - CÁNH ĐỒNG CỔ TÍCH

“Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” ấy là câu đúc kết của bậc tiền nhân nói về những cánh đồng mênh mông và đẹp bậc nhất miền Tây Bắc.

KHÁM PHÁ MA LI PHO

Ma Ly Pho là mảnh đất xa ngái của tỉnh địa đầu Lai Châu, nơi biên thùy của Tổ quốc thiêng liêng. Nắng gió Ma Ly Pho được cộng hưởng tuyệt vời của dòng Nậm Na - chi lưu lớn của dòng Đà giang khi nhập vào Việt Nam đã uốn lượn “tưới” dòng nước đầu tiên cho vùng đất này.

LAI CHÂU - SỰ LỰA CHỌN LÝ TƯỞNG CHO 2 NGÀY NGHỈ CUỐI TUẦN

Nếu bạn thấy căng thẳng và áp lực sau những công việc bộn bề hay mệt mỏi với không gian chật chội của thành phố lớn, hoặc chỉ là muốn trải nghiệm khám phá những miền đất mới lạ… hãy dành 2 ngày cuối tuần để đến với Lai Châu hòa mình vào không gian thiên nhiên hùng vĩ với những bản làng hoang sơ ẩn hiện lưng chừng núi lưng chừng đồi bên nương ruộng bậc thang.

Ô QUY HỒ - CUNG ĐÈO HUYỀN THOẠI

Những vị khách lữ hành ngang qua con đèo này thường được nghe kể về một loài chim có tiếng kêu da diết và nao lòng mỗi khi ánh chiều tà lững lờ buông trên núi Hoàng Liên, gắn với một câu chuyện tình yêu bất thành năm xưa, theo thời gian, chính tiếng kêu “Ô Quy Hồ” của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo hoang dại trên cao độ gần 2.000m này. Huyền thoại Ô Quy Hồ cũng bắt đầu từ đó…

NGƯỢC DÒNG ĐÀ GIANG

Nói là ngược dòng Đà Giang cho hoành tráng chứ thực chất là chúng tôi chỉ men theo tả ngạn của con sông hung dữ này để khám phá về ngọn nguồn dòng chảy đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử và hiện vẫn còn chất chứa trong mình biết bao những huyền tích. Quả thật, để thực hiện được chuyến phiêu lưu như vậy, đối với chúng tôi đã là cả một kỳ tích. Có lẽ để có những chuyến đi thử thách lòng người để rèn luyện ý chí, tôi luyện bản thân thì có lẽ không đâu trên đất nước mình có thể sánh được với Lai Châu.

QUẦN THỂ HANG ĐỘNG BẢN MÈ - VẺ ĐẸP TỪ TRUYỀN THUYẾT

Ta Gia là một xã phía nam của huyện Than Uyên, cách trung tâm huyện 22km. Nằm bên dòng sông Nậm Mu, Ta Gia là một trong những nơi cư trú lâu đời cuả bà con dân tộc Thái khu vực Tây Bắc. Là thung lũng nằm giữa những dãy núi đá vôi, cao trên mực nước biển khoảng 600 đến 650m, Ta Gia thực sự là một địa điểm giàu giá trị du lịch văn hóa - không chỉ bởi vẻ đẹp của văn hóa Thái mà còn thu hút bởi vẻ đẹp bí ẩn của hệ thống hang động nơi đây.

Cao nguyên Sìn Hồ - Nóc nhà Lai Châu

Cách thị xã Lai Châu chừng 60km về phía Tây theo đường quốc lộ 4D, Sìn Hồ là huyện vùng cao nằm giữa tỉnh Lai Châu, có huyện lỵ là thị trấn Sìn Hồ. Huyện Sìn Hồ có 56.000 cư dân gồm 15 dân tộc cùng chung sống trên diện tích 1.746km². Về mặt địa lý, Bắc Sìn Hồ giáp Vân Nam (Trung Quốc), Đông giáp huyện Phong Thổ, Nam giáp huyện Tủa Chùa (Điện Biên) và Tây giáp huyện Mường Tè.

091011