Huyện Tân Uyên có diện tích tự nhiên 897,33 km², gồm 10 dân tộc cùng sinh sống: Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú, Dao, Lào, Dáy, Tày… thuộc 10 đơn vị xã, thị trấn: thị trấn Tân Uyên, Pắc Ta, Trung Đồng, Thân Thuộc, Mường Khoa, Phúc Khoa, Hố Mít, Tà Mít, Nậm Cần, Nậm Sỏ.
Huyện Tân Uyên được thành lập ngày 30/10/2008. Sau khi chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy, nhân sự… huỵên Tân Uyên chính thức ra mắt và đi vào hoạt động ngày 15/01/2009.
Huyện Tân Uyên có tọa độ địa lý từ 22°07’ đến 22°17’ vĩ độ Bắc và 103°33’ đến 103°53’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Tam Đường; phía Nam giáp huyện Than Uyên; phía Đông giáp huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai); phía Tây giáp huyện Sìn Hồ. Huyện có 10 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn Tân Uyên và 9 xã: Phúc Khoa, Mường Khoa, Trung Đồng, Thân Thuộc, Pắc Ta, Hố Mít, Tà Mít, Nậm Cần, Nậm Sỏ. Hiện nay, huyện có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: Kinh, Thái, Laha, Khơ Mú, Mông, Giáy Dao, Lào, và Tày, trong đó người Thái chiếm số đông với gần 52%.
Tân Uyên thuộc địa hình núi cao, có độ dốc lớn, trên 60% diện tích tự nhiên của huyện có độ cao trên 800m, hơn 90% địa hình có độ dốc lớn hơn 20-25° và bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Tân Uyên có nhiều dãy núi có độ cao từ 1500 - 2000m so với mực nước biển.
Tân Uyên có địa hình chia cắt phức tạp, có thể chia thành hai khu vực chính: Khu vực phía Đông là sườn núi phía Tây của dãy Hoàng Liên Sơn, núi cao địa hình hiểm trở, có độ dốc lớn; khu vực phía Tây là khu vực đồi núi thấp, độ cao trung bình 600 - 1.800m. Xen kẽ núi đồi là những thửa đất nhỏ, bậc thang, hình thể phức tạp.
Được tách ra từ huyện Than Uyên, Tân Uyên cũng nằm ở phía sườn Tây của dãy Hoàng Liên Sơn, trong vùng đất bằng phẳng giữa lưng chừng núi nên khí hậu ở Tân Uyên cũng chia thành 2 mùa, mùa mưa và mùa khô, mùa mưa lượng mưa rất nhiều và kéo dài, còn mùa khô có gió Lào thổi suốt đêm ngày. Nhiệt độ bình quân hàng năm ở Tân Uyên khoảng 22,25 độ c.
Với điều kiện tự nhiên nói trên, Tân Uyên rất thích hợp với việc trồng rừng, cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Hình thái kinh tế trên địa bàn huyện chủ yếu là nông nghiệp. Bên cạnh đó, huyện Tân Uyên còn có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp. Hiện nay toàn huyện có khoảng 1.200 ha chè, với các giống chủ lực là Tuyết San, Bát Tiên và Thanh Tâm, sản lượng chè búp tươi của toàn huyện hàng năm đạt trên 8.500 tấn, cùng với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và nguồn nhân lực dồi dào... giúp Tân Uyên ngày càng phát triển bền vững và toàn diện trong tương lai.
Về hoạt động du lịch, Tân Uyên hấp dẫn du khách nhờ những lễ hội truyền thống của bà con dân tộc thiểu số như lễ hội Lồng tồng, cầu cho mùa màng tốt tươi của dân tộc Giáy; lễ Mừng mưa rơi (Om đang, Om đim); lễ Cầu mưa (Pa sưm); lễ xin lửa Thần bếp; lễ hội Mah grợ và điệu múa Vêlr guông, lễ cúng Hồn lúa, Mẹ lúa (Hmạl, Hngọ) của dân tộc Khơ Mú...
0 bình luận