THỊT LỢN HUN KHÓI - MÓN ĂN ĐẶC TRƯNG CỦA ĐỒNG BÀO VÙNG CAO TÂY BẮC

Thịt lợn hun khói là một món ăn truyền thống của một số dân tộc vùng cao nói chung và người Pu Nả nói riêng. Thịt lợn hun khói không phải lúc nào cũng làm được, mùa nào cũng làm được mà làm thịt hun khói có mùa và phải làm đúng mùa, vì nếu làm trái mùa thịt sẽ bị ôi. Mùa làm thịt hun khói tốt nhất ngon nhất là mùa đông.

Măng nộm Hoa Ban

Nếu ai đã có dịp ghé qua các bản làng người Thái ở Lai Châu sẽ không chỉ biết đến một truyền thuyết đầy cảm động về Hoa Ban – Măng Đắng mà còn được thưởng thức một món ăn có chứa đủ vị: đắng, chua, cay, mặn, ngọt, bùi của món Măng nộm hoa ban.

Thịt treo gác bếp

Thịt treo gác bếp từ lâu luôn được xem là “món chung” đầy thông dụng, cực ngon lành, lạ miệng của đồng bào các dân tộc vùng núi phía Bắc ở nước ta, mỗi nơi lại có những cách chế biến, nêm nếm gia vị khác nhau nên cho ra những miếng thịt treo gác bếp với khẩu vị rất riêng.

Đặc sản xôi tím

Giữa cái se lạnh đầu mùa đông, mùi thơm ngậy của món xôi tím - thứ đặc sản ở Lai Châu khiến khó ai có thể kìm lòng.

Nộm rau dớn

Nộm rau dớn là món ăn đặc trưng của người Thái ở Lai Châu nói riêng và đồng bào Tây Bắc nói chung. Rau dớn người Thái gọi là “pắc cút”, loại cây thuộc họ quyết, giống như cây dương xỉ, thân to, tán lá rộng, mặt lá có màu xanh nhẵn. Loại cây này chỉ mọc ở bờ suối, khe suối, nơi có độ ẩm cao.

Cá bống vùi gio

Nếu bạn có dịp đến với bản Vàng Pheo - Phong Thổ - Lai Châu, bạn sẽ được thưởng thức những hương vị ẩm thực rất riêng biệt của đồng bào dân tộc Thái trắng. Người dân nơi đây ưa cái hương vị đậm đà của các món nướng như: Pa pỉnh tộp, rêu nướng … và không thể không kể đến món cá bống vùi gio.

Canh tiết lá đắng

Ở Lai Châu có một đặc sản, đó là món canh tiết lá đắng. Phải thưởng thức món ăn này bạn mới có thể cảm nhận được nét độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực của vùng đất này.

Rêu đá

Màu xanh của rêu, vị thơm dậy mùi của tỏi cùng với những hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc đã tạo ra món ngon khó quên trong lòng mỗi thực khách đến với Lai Châu: “ Rêu đá”.

Lợn cắp nách

Cái tên lợn “cắp nách” (một số nơi gọi là lợn lửng) là loại lợn đặc sản chỉ có ở vùng cao và nhiều nhất ở Lai Châu. Mỗi con chừng 10-15kg, con nào to cũng chỉ khoảng 20kg. Ăn thịt lợn “cắp nách” chẳng khác nào ăn thịt thú rừng mà không phạm pháp, bởi vì loài lợn này được thả vào trong rừng từ khi mới đẻ, tự kiếm ăn để sống.

Một số món ăn chế biến từ gạo, ngô

*Xôi Truyền thống ăn nếp đã sớm hình thành và là một đặc trưng cơ bản trong văn hoá ẩm thực của các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. Xưa kia, người Thái quan niệm, cơm nếp nuôi người và tự nhận mình là người “cơm nếp đồ” (tảy khảu nửng) để phân biệt với các dân tộc ăn cơm tẻ.

0102