Đến với Lai Châu, bất kỳ vị chủ nhà hiếu khách nào cũng tự hào mang thứ rượu đặc sản nơi đây để mời khách. Đó là rượu ngô Sùng Phài.
Từ muôn đời nay, ai cũng biết lá ngón là một thứ cực độc. Nhưng ở Lai Châu, đây là một món đặc sản không thể thiếu trên mâm cỗ trang trọng.
Được xem như là đặc sản của vùng núi cao Tây Bắc nói chung và Lai Châu nói riêng, hạt dổi rừng là một trong những loại gia vị đặc biệt thơm ngon và quý hiếm của người dân vùng cao. Dổi là loại cây thân gỗ, mọc thẳng đứng ưa ánh sáng, rất ít cành và là cây lâu năm. Có nhiều loại, loại chỉ lấy gỗ làm nhà thường được gọi là dổi tẻ có hạt rất cứng và mùi hắc không ăn được, còn loại mà cho hạt thơm là dổi nếp hay được bà con vùng dân tộc dùng làm gia vị thì ít và hiếm hơn.
Cây Vả một loại cây khá phổ biến ở miền sơn cước Tây bắc, loài cây có sức sống mãnh liệt, khả năng sinh trưởng nhanh dù trong điều kiện thời tiết khắc nhiệt. Quả Vả mọc thành chùm trên những cành già hoặc ở gốc thân.. Cây Vả mọc nhanh, tái sinh chồi mạnh. Bên cạnh đó, cây Vả còn được biết đến như một trong những nguyên liệu để tạo nên những món ăn độc đáo và giàu dinh dưỡng. Canh búp Vả hầm với móng giò là một trong số những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho sức khỏe.
Pa Pỉnh Tộp là món cá nướng trứ danh của Tây Bắc bọn tôi. Ngon, ngọt, mềm, dai, thơm...ôi, đại khái là đủ vị. Tôi làm video này khi rảnh rỗi ở bản. Nói thật là video chưa thực sự hấp dẫn, nếu bọn tôi làm ở suối, ngay khi đi bắt cá thì thú vị hơn nhiều.
Thịt Gác Bếp, hay còn gọi là Thịt Khô, Thịt Sấy, là món ăn truyền thống của Tây Bắc chúng tôi, nhưng muốn ngon, phải làm đúng kiểu. Mời các bác cùng tìm hiểu cách, kĩ thuật làm thịt Gác Bếp. Tết sắp đến, các bác cũng có thể tự làm tại nhà được.
Lá Chua ở rừng sẵn có quanh năm, mang về giã nhỏ, thêm ớt, hạt Dổi. Trộn đều với thịt lợn, ăn tuyệt ngon mà không bị ngán. Đây là món ngon của anh chị em đồng bào Thái Trắng ở Lai Châu.
Thịt Trâu, Thịt Bò Bếp, hay còn gọi là "Nhắm Giảng" tức là Thịt Sấy Khô ăn ngon & lạ lắm. Bọn tôi lấy nguyên con trâu để làm thịt gác bếp.
Rượu nếp than hay còn có cái tên khác: “rượu nếp cẩm” là một đồ uống quen thuộc của người dân Tây Bắc nói chung và người Lai Châu nói riêng. Đây là loại rượu độc đáo không cần chưng cất mà chỉ ủ. Bên cạnh đó rượu nếp than còn là bài thuốc chữa bệnh, giúp tăng cường sức đề kháng và làm đẹp da.
Thịt lợn hun khói là một món ăn truyền thống của một số dân tộc vùng cao nói chung và người Pu Nả nói riêng. Thịt lợn hun khói không phải lúc nào cũng làm được, mùa nào cũng làm được mà làm thịt hun khói có mùa và phải làm đúng mùa, vì nếu làm trái mùa thịt sẽ bị ôi. Mùa làm thịt hun khói tốt nhất ngon nhất là mùa đông.
Nếu ai đã có dịp ghé qua các bản làng người Thái ở Lai Châu sẽ không chỉ biết đến một truyền thuyết đầy cảm động về Hoa Ban – Măng Đắng mà còn được thưởng thức một món ăn có chứa đủ vị: đắng, chua, cay, mặn, ngọt, bùi của món Măng nộm hoa ban.
Thịt treo gác bếp từ lâu luôn được xem là “món chung” đầy thông dụng, cực ngon lành, lạ miệng của đồng bào các dân tộc vùng núi phía Bắc ở nước ta, mỗi nơi lại có những cách chế biến, nêm nếm gia vị khác nhau nên cho ra những miếng thịt treo gác bếp với khẩu vị rất riêng.