Giới thiệu chung về tỉnh Lai Châu

Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội 385 km về phía Đông Nam. Tỉnh Lai Châu được thành lập theo nghị định ngày 28 tháng 6 năm 1909 của toàn quyền Đông Dương. Tỉnh Lai Châu gồm 1 thành phố và 7 huyện gồm: Thành phố Lai Châu, huyện Phong Thổ, huyện Tân Uyên, huyện Sìn Hồ, huyện Mường Tè, huyện Nậm Nhùn, huyện Than Uyên, huyện Tam Đường

Thông tin chung về thành phố Lai Châu

Thành phố Lai Châu trung tâm văn hóa - chính trị của tỉnh Lai Châu, được thành lập ngày 10 tháng 10 năm 2004 theo Nghị định số 176/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

Thông tin chung về huyện Tam Đường

Tam Đường là một huyện vùng cao nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lai Châu.

Thông tin chung về huyện Phong Thổ

Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía bắc của tỉnh Lai Châu, nằm trong tọa độ địa lý từ 22025’ đến 22051’ vĩ độ Bắc, 103008’ đến 103036’ kinh độ Đông, cách tỉnh lỵ Lai Châu 30km.

Thông tin chung về huyện Mường Tè

Mường Tè là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lai Châu, tọa độ địa lý từ 22°22’ đến 22°46’ vĩ độ Bắc, từ 102°48’ đến 102°40’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); phía Nam giáp huyện Nậm Nhùn; phía Đông giáp huyện Sìn Hồ; phía Tây giáp huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên).

Du lịch Lai Châu: Những điểm đến nổi bật

Cách thủ đô Hà Nội gần 400 km, tỉnh Lai Châu có 9.068,78 km2 diện tích tự nhiên, dân số toàn tỉnh năm 2019 là 460.196 người.

Thông tin chung về huyện Than Uyên

Nằm ở phía Nam của tỉnh Lai Châu, huyện Than Uyên có tổng diện tích tự nhiên 792,52 km2, với dân số khoảng 59,78 nghìn người và 10 dân tộc anh em cùng sinh sống. Huyện Than Uyên có 12 đơn vị hành chính trực thuộc. Huyện Than Uyên là huyện có bề dày truyền thống lịch sử, là huyện có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế nông nghiệp, có cánh đồng Mường Than lớn thứ 3 vùng Tây Bắc với diện tích hơn 2.000 ha; có 2 thủy điện lớn là: Bản Chát có công suất 220 MW và Huổi Quảng có công suất 560 MW...

Quảng trường nhân dân và trung tâm hành chính - chính trị tỉnh

Quảng trường nhân dân và Trung tâm hành chính – chính trị tỉnh Lai Châu là một điểm nhấn về kiến trúc và cảnh quan của cả tỉnh. Đây là một trong những địa điểm du lịch tuyệt đẹp mà du khách không thể bỏ qua khi tới Lai Châu.

Thông tin chung về huyện Tân Uyên

Huyện Tân Uyên có diện tích tự nhiên 897,33 km², gồm 10 dân tộc cùng sinh sống: Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú, Dao, Lào, Dáy, Tày… thuộc 10 đơn vị xã, thị trấn: thị trấn Tân Uyên, Pắc Ta, Trung Đồng, Thân Thuộc, Mường Khoa, Phúc Khoa, Hố Mít, Tà Mít, Nậm Cần, Nậm Sỏ.

Thông tin chung về huyện Sìn Hồ

Sìn Hồ là huyện nằm giữa tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp Vân Nam - Trung Quốc, phía Nam là huyện Tủa Chùa (Điện Biên), phía Đông là huyện Phong Thổ, phía Tây là huyện Mường Tè. Huyện có diện tích 1.746 km2 gồm có 22 xã và một thị trấn, huyện lỵ là thị trấn Sìn Hồ nằm cách thành phố Lai Châu 60km về hướng Tây. Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ cùng những phong tục tập quán, nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc trong đời sống của đồng bào nơi đây, Sìn Hồ có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút du khách.

Thông tin chung về huyện Nậm Nhùn

Huyện Nậm Nhùn giáp với Sìn Hồ ở phía đông, Mường Nhé (Điện Biên) ở phía Tây, Mường Lay (Điện Biên) ở phía Nam, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) ở phía Bắc với chiều dài đường biên giới là 24,671 km. Tổng diện tích đất tự nhiên 1388 km2, dân số 2.5 vạn người, gồm 1 thị trấn và 10 xã là thị trấn Nậm Nhùn và các xã: Mường Mô, Hua Bum, Nậm Manh, Nậm Chà, Nậm Hàng, Lê Lợi, Pú Đao, Nậm Ban, Nậm Pì và Trung Chải. Huyện có 2 lòng hồ thủy điện lớn, 1 bảo vật quốc gia, 1 di tích lịch sử cấp quốc gia, điểm đến đẹp nhất Đông Nam Á, những bản làng bình yên và hoang nguyên, những món ăn, điệu múa say đắm lòng người gắn với khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong lành, mát mẻ quanh năm. Nậm Nhùn đang là điểm đến tiềm năng đối với khách du lịch.

Cửa khẩu Ma Lù Thàng

Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng có tổng diện tích là 43 ha, cách thành phố Lai Châu 50 km trên quốc lộ 4D và quốc lộ 12, tiếp giáp với cửa khẩu Kim Thủy Hà, xã Nà Phà, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Với mỗi du khách khi đặt chân đến Ma Lù Thàng và được chiêm ngưỡng cột mốc 66 đều có một cảm xúc thiêng liêng về chủ quyền biên giới quốc gia, cảm xúc ấy càng được dâng lên mãnh liệt hơn khi được giang tay ôm cột mốc, được đặt mũi bàn chân lên nét vạch sơn chỉ giới kẻ ngang trên mặt cầu Hữu Nghị.